Chẩn đoán và điều trị bệnh mày đay
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Các thể lâm sàng của bệnh mày đay
- Mày đay cấp: thời gian xuất hiện của đợt tiến triển kéo dìa dưới 30 ngày, biểu hiện thường là sẩn phù kích thước lớn và kết hợp với phù mạch, thường thuộc loại trung gian IgE với nên cơ địa dị ứng, liên quan đến các tác nhân ăn uống, kí sinh trùng và do thuốc hoặc có thể trung gian bổ thể, trung gian phức hợp miễn dịch.
- Mày đay mạn tính: thời gian xuất hiện của đợt tiến triển kéo dài trên 30 ngày và tái phát nhiều lần, biểu hiện là sẩn phù nhỏ kết hợp với sẩn phù lớn, hiếm khi phụ thuộc IgE mà thường do tự kháng thể, 80% nguyên nhân chưa được tìm thấy, vì vậy được coi là tự phát. ở mày đay mạn tính bệnh tái phát từng đợt có khi dai dẳng điều trị khó khăn.
Cận lâm sàng
- Mô bệnh học:
Phù ở trung bì hoặc tổ chưc liên kết dưới da
Giãn nở tĩnh mạch không thấy tổn thương mạch
Thoái hóa tế bào mast
Có các loại tế bào viêm quanh mạch máu chiếm ưu thế là lympho T dduwoj hoạt hóa
- Xét nghiệm máu:
Tăng bạch cầu ái toan nhất thời ở mày đay do thức ăn, do thuốc và do kí sinh trùng, tăng cao ở hội chứng phù mạch mày đay tăng bạch cầu ái toan.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định thường dễ, dựa vào lâm sàng với tổn thương sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhaanh, không để lại dấu vết gì trên da.
- Chẩn đoán phân biệt:
Chứng da vẽ nổi: xuất hiện tại nơi có yếu tố cơ học tác động trên da
Phù Quicke: tổn thương nổi cao, khu trú không thay đổi màu sắc da.
Cả hai bệnh trên đều không ngứa.
Điều trị
Việc điều trị mày đay còn gặp nhiều khó khăn do không tìm được căn nguyên gây bệnh, đặc biệt là mày đay mạn tính, do vậy việc tìm ra căn nguyên để loại trừ và phòng tránh bệnh là rất quan trọng.
- Thuốc ưu tiên cho mọi bệnh mày đay là kháng histamin H1 dùng một trong các loại sau:
Dimedrol 0,01g tiêm bắp 1-3 ống/ngày, chlopheniramin 4mg, ngày uống 1-3 viên/ngày.
Loratadin viên 10 m, cetirizin 10 mg ngày uống 1-2 viên.
Liều lượng kháng histamin tùy theo tuổi và tình trạng bệnh của bệnh nhâ.
- Corticoid nên được áp dụng với thời gian ngắn, đặc biệt cho những trường hợp cấp tính hoặc có nguyên nhân rõ:
Methylprenisolon lọ bột 40 mg, depersolon ống 30 mg pha tiêm tĩnh mạch chậm
Medrol viên 16 mg, 4mg, triamcinolon viên 4mg, presnisolon viên 5mg…
Liều lượng corticoid có thể trung bình hoặc cao tùy theo tình trạng của bệnh nhân, có thể từ 1-2 mg/kg/ngày và giảm dần.
- Các thuốc chữa triệu chứng nếu có như sốt, ho, khó thở, đau bụng rối loạn tiêu hóa
- Thuốc ngoài da có thể xoa bột talc hoặ kem bôi phenergan, kem corticoid
Phòng bệnh
- Tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp phòng tránh thích hợp, tư vấn cho bệnh nhân biết cách theo dõi căn nguyên gây bệnh
- Phát hiện và loại trừ căn nguyên gây bệnh đã biết như thức ăn, thuốc, kí sinh trùng…
- Bệnh xảy ra ở cơ địa dị ứng, do vậy cần hạn chế những tác nhân dễ gây phản ứng như các thức ăn và hóa chất, thuốc.
Không có phản hồi