Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh sẩn ngứa
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
- Tags: bệnh da liễu
Sẩn ngứa là bệnh ngoài da thường gặp và gặp ở mọi lứa tuổi , mọi vùng dân cư. Bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó dị nguyên và cơ địa đóng vai trò quan trọng. Thuộc nhóm này có các bệnh có triệu chứng lâm sàng chủ yếu là các sẩn trên da và ngưa nhiều. Tiến triển tùy theo từng thể sẩn ngứa, nếu có nguyên nhân rõ và loại trừ được thì điều trị có kết quả tốt, nếu không rõ căn nguyên bệnh thì bệnh có thể tái phát. Sự phân loại khác nhau tùy theo các tác giả và các trường phái.
- Căn nguyên bệnh sinh
Có nhiều yếu tố kết hợp gây nên bệnh, nói chung bệnh xảy ra theo cơ chế dị ứng với hai yếu tố:
- Yếu tố bên ngoài cơ thể như dị nguyên do côn trùng đốt, do kí sinh trùng, phấn hoa thực vật, thức ăn, hóa chất..
- Yếu tố bên trong cơ thể: là những thay đổi về nội tiết và thần kinh, đồng thời coa vai trò cơ địa của bệnh nhân mang tính chất gia đình và di truyền.
- Triệu chứng
- Tổn thương cơ bản
- Sẩn là thương tổn chủ yếu và đặc trưng của bệnh, sẩn nhọn hình chóp hoặc hình bán cầu nổi cao trên da, kích thước sẩn từ vài mm đường kính, có thể như đầu đinh ghim hoặc bằng hạt đỗ, hạt ngô. Sẩn chắc, hoặc sẩn huyết thanh (trên đỉnh sẩn có mụn nước nhỏ phù nề) sắp xếp rải rác hoặc liên kết thành đám, tùy theo thể lâm sàng mà vị trí sẩn khác nhau: ở vùng da hở nếu do côn trùng, kí sinh trùng, ở toàn thân nếu do dị nguyên vào bằng đường tiêu hóa, hô hấp hay đường máu.
- Thương tổn kèm theo là dát đỏ, vết xước có vảy tiết do bệnh nhân gãi.
- Triệu chứng cơ năng
Ngứa nhiều hay ít tùy thuộc từng bệnh nhân song đa số bệnh nhân có ngứa nhiều, có khi bệnh nhân mất ngủ do ngứa.
- Tiến triển và biến chứng
- Tiến triển: nếu thấy căn nguyên thì bệnh nhanh khỏi sau đợt điều trị, trường hợp không rõ căn nguyên bệnh thường tái phát từng đợt, có thể kèm theo mùa hoặc khi có dị nguyên xâm nhập vào cơ thể.
- Biến chứng:
Nhiễm trùng: thường gặp, do bệnh nhân gãi vi trùng xâm nhập vào thương tổn gây nên mụn mủ, sẩn mủ, trợt tiết dịch và vảy tiết song vẫn thấy tương tổn sẩn.
Chàm hóa: bệnh nhân giã nhiều và ở những người có cơ địa dị ứng mạnh, thương tổn đỏ lan rộng, da dày sẩn liên kết với nhau thành mảng và có tiết dịch mụn nước trên nền da đỏ.
- Chẩn đoán bệnh sẩn ngứa
Chẩn đoán bệnh sẩn ngứa dựa vào các triệu chứng lâm sàng là thương tổn sẩn rải rác trên da, có ngứa.
Chẩn đoán phân biệt:
- Bệnh ghẻ: khi bị ghẻ chàm hóa thường dễ nhầm với bệnh sẩn ngứa nhưng vẫn phát hiện được mụn nước của ghẻ với vị trí ở vùng da mỏng, nếp gấp, ngứa nhiều về đêm khi nóng ấm, bệnh có yếu tố dịch tễ.
- Viêm da dị ứng: thương tổn là dát đỏ từng vùng hoặc lan rộng toàn thân, có mụn nước xenkex sẩn huyết thanh trên nền da đỏ.
- Bệnh chàm: chàm thể địa mạn tính hoặc chàm có sẩn thương tổn đối xứng, nền da thâm ranh giới không rõ, bệnh tái phát và có những đợt xuất hiện mụn nước
Không có phản hồi